Việt Nam đứng thứ 2 về lượng thiết bị IoT bị tấn công

Bà Genie Sugene Gan nhấn mạnh đến các giải pháp phù hợp, thích ứng,
 tối ưu để bảo mật, bảo vệ các thiết bị an ninh mạng

Trong thời điểm hiện tại, đảm bảo an toàn và bảo mật mạng trên các ứng dụng và thiết bị sử dụng kết nối IoT là một công việc cần thiết, đòi hỏi sự thường xuyên và lâu dài để tạo ra sự miễn dịch mạng và bảo vệ người dùng mạng từ đầu đến cuối.

Hiện nay, nguy cơ và lỗ hổng bảo mật đang diễn ra một cách phức tạp. Tại một hội thảo về "Bảo mật thiết bị IoT bằng miễn dịch không gian mạng" được tổ chức gần đây bởi Cục An toàn thông tin (ATTT) thuộc Bộ TT&TT và Kaspersky, bà Genie Sugene Gan, Giám đốc phụ trách Quan hệ Chính phủ và Chính sách Công Khu vực châu Á-TBD, Nhật Bản, Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Phi của công ty Kaspersky đã chia sẻ quan điểm. Theo bà, hiện nay các nhóm tội phạm mạng đang tấn công vào hệ thống các thiết bị người dùng Internet theo một mô hình tăng cường theo cấp số mũ. Vì vậy, chúng ta cần tự mình tìm ra các giải pháp phù hợp, linh hoạt và tối ưu để đảm bảo an toàn và bảo vệ các thiết bị an ninh mạng..

Theo khảo sát của công ty bảo mật Kaspersky Lab, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về số lượng các thiết bị IoT (Internet of Things - vạn vật kết nối internet) bị tấn công, chỉ sau Trung Quốc, khi chiếm tỷ lệ tới 15% số lượng các cuộc tấn công trên quy mô toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc (17%) nhưng cao hơn khá nhiều so với Nga (8%). 


Theo các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab, tổng số mẫu phần mềm độc hại nhắm mục tiêu đến các thiết bị thông minh đã lên tới hơn 7.000, trong đó hơn một nửa số này xuất hiện vào năm 2017. Hầu hết các cuộc tấn công nhắm vào máy ghi hình kỹ thuật số hoặc máy quay IP (63%), và 20% là vào các thiết bị mạng, gồm router, modem DSL ... Khoảng 1% mục tiêu là các thiết bị quen thuộc nhất của người dùng như máy in và thiết bị gia đình thông minh khác.

Theo các chuyên gia trong ngành, hầu hết các thiết bị IoT thậm chí không có một giải pháp bảo mật và các nhà sản xuất thường không sản xuất bất kỳ bản cập nhật bảo mật hoặc phần mềm kiểm soát mới nào. Điều này có nghĩa là có hàng triệu thiết bị dễ bị xâm nhập - hoặc thậm chí đã bị xâm nhập.


Sau khi xâm nhập thành công, tội phạm có thể theo dõi người dùng, tống tiền và thậm chí âm thầm biến thiết bị lây nhiễm trở thành các công cụ tấn công mạng (bonet) như Mirai và Hajim. 


Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn cho các thiết bị thông minh kết nối mạng IoT, người dùng nên hạn chế truy cập từ mạng bên ngoài nếu thấy không cần thiết. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng thiết bị mới, người dùng cần thay đổi mật khẩu mặc định và thiết lập mật khẩu khác. Thường xuyên cập nhật phần mềm lên phiên bản mới, góp phần phòng ngừa các cuộc tấn công.


Chú ý với các thiết bị đặc biệt không thể thay đổi mật khẩu, tài khoản tiêu chuẩn, người dùng cần vô hiệu hóa các dịch vụ mạng mà chúng sử dụng hoặc đóng truy cập vào mạng bên ngoài


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn