Bọ xít hút máu âm thầm tấn công thế giới










Bọ xít hút máu người. Ảnh: Kim Long.
Bọ xít hút máu người đang là mối lo ngại của nhiều người. Ảnh: Kim Long.

Các chuyên gia đầu ngành về côn trùng toàn thế giới đang cùng bạc bàn để có cái nhìn khoa học về hiện trạng sinh trưởng, phát triển của bọ xít hút máu tại hội thảo "Thực trạng và vai trò dịch tễ của bọ xít hút máu tại Việt Nam" diễn ra từ 17 đến 21/6.


Hội thảo là cơ hội tốt để các chuyên gia đầu ngành về côn trùng trên toàn thế giới cùng nhìn nhận về hiện trạng sinh trưởng, phát tán lan rộng của loài côn trùng này, bằng phân tích cơ sở khoa học, chuyên sâu của các chuyên gia đầy kinh nghiệm từ Mỹ Latin. Bọ xít hút máu là thủ phạm gây ra bệnh ký sinh trùng tại khu vực này.


Từ Mỹ Latin, một trong số loài bọ xít hút máu thuộc Triatoma rubrofasciata phát tán ra khỏi khu vực trên từ nhiều thế kỷ trước. Hiện chúng đang âm thầm phát tán ra toàn thế giới, qua các phương tiện giao thông đường biển, đường sông và có sự liên quan với vật chủ ưa thích của chúng là các loài chuột.


Bọ xít hút máu xuất hiện ồ ạt ở Việt Nam từ năm ngoái, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Huế. Sự xuất hiện của chúng khiến nhiều người lo ngại có thể mắc các bệnh nguy hiểm.


Những năm gần đây, bọ xít tiếp tục "tấn công" một số nước thuộc Đông Nam Á như Thái Lan, gần đây nhất là Philippines. Tình trạng này cũng diễn ra tại đảo Reunion, Pháp.


Loài bọ xít hút máu sống bằng máu người hoặc động vật, khi không có động vật chúng sẽ tìm đến người để hút máu. Chúng xuất hiện ở khu nhà ẩm thấp, và cả những nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi. Ban ngày, bọ xít hút máu thường trốn vào các khe tối như khe giường, khe tủ; đến đêm, chúng mới ra ngoài hoạt động, nên con người thường không biết sự có mặt của chúng.


Hội thảo trên do Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Viện sốt rét - ký sinh y côn trùng trung ương (NIMPE), Viện Sinh thái và Tài nguyên môi trường phối hợp tổ chức.


Hương Thu







Nguồn : VNExpress

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn