Công nghệ mạ vàng cổ đại vượt trội hiện tại - Báo Khoa học


Hơn 2.000 năm trước, các thợ thủ công đã phát triển công nghệ phủ màng mỏng ưu việt mà ngày nay vẫn được ứng dụng để sản xuất đĩa DVD, các thiết bị điện tử và nhiều sản phẩm khác.


Phát hiện trên là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Hiệp hội hóa học Mỹ (ACS). Nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn “vật vã” với câu hỏi làm thế nào những người thợ mạ vàng thời xưa có thể phủ lớp vàng hoặc bạc lên các vật thể phức tạp một cách đẹp và ấn tượng đến vậy?


Công nghệ mạ vàng cổ đại vượt trội... hiện tại

Một tác phẩm mạ vàng từ năm 825 trước Công nguyên. (Ảnh: ACS)


Mãi cho đến gần đây, nhờ kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại ACS, bí mật ngàn năm của người xưa mới được hé lộ.


Các nhà khoa học tại ACS đã dùng những kỹ thuật phân tích mới nhất và phát hiện ra rằng, thợ vàng và bạc 2.000 năm trước đã thành thục một loạt các kỹ thuật, bao gồm sử dụng thủy ngân như một loại keo để phủ lớp màng kim loại mỏng lên các bức tượng và nhiều vật thể khác. Công nghệ này còn được dùng để mạ vàng và bạc thật.


Nắm được kỹ thuật đặc biệt này, nhiều thợ kim hoàn ngày xưa cũng biết gian lận khi mạ vàng, bạc lên một bức tượng kim loại rẻ tiền để bán với giá cao hơn hẳn.


Phát hiện của các nhà khoa học cho thấy: "các nghệ sĩ và thợ thủ công thời kỳ cổ đại đã đạt tới trình độ cao, tạo ra những sản phẩm có chất lượng nghệ thuật không thể tốt hơn. Thậm chí ngày nay, chúng ta có tất cả công nghệ hiện đại nhất cũng không thể làm được như vậy".


Hiểu được kỹ thuật mạ kim loại tinh vi từ xa xưa mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là trong việc bảo tồn những kho báu nghệ thuật vô giá từ quá khứ.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn