Đăng phim lậu, bị kiện bồi thường hàng triệu USD


Vừa qua, dịch vụ lưu trữ file FileServe đã bị nhà sản xuất Cowslip Film Partners kiện về hành vi đăng tải bộ phim điện ảnh American Cowslip khi không có giấy phép của đơn vị chủ quản.


Cụ thể, theo cáo trạng tại tòa án liên bang California, nhà sản xuất tố cáo FileServe vi phạm bản quyền của hãng và đòi trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến bồi thường hơn 1 triệu USD.


Đây không phải là vụ án điển hình duy nhất trong những năm qua khi các trang dịch vụ chia sẻ hay lưu trữ dữ liệu trực tuyến lần lượt đến với tòa án Hoa Kỳ và trong số đó chúng ta có thể kể đến những cái tên như Megaupload, RapidShare, Hotfile hay Oron. Hầu hết các vụ án trên đều có một mẫu số chung chính là các vấn đề liên quan tới việc sử dụng dữ liệu không có bản quyền của chủ sở hữu để phát tán diện rộng trong thế giới mạng.











Megaupload, rapidshare, hotfile, chia sẻ trực tuyến, bản quyền, phim lậu

Megaupload, rapidshare, hotfile,... là những trang chia sẻ trực tuyến được biết đến nhiều nhất.



Trở lại với vụ án trong tuần khi nhà sản xuất phim American Cowslip cáo buộc FileServe vi phạm một loạt các vấn đề liên quan tới bản quyền trong đó có vi phạm về quyền tác giả, phí bản quyền và kinh doanh trái phép dựa trên nguồn tư liệu bất hợp pháp.


Theo đại diện của nhà sản xuất: “FileServe là một website cung cấp các sản phẩm sở hữu trí tuệ không được cấp phép và không trả bất kỳ một đồng phí bản quyền nào cho người sở hữu sản phẩm… Bên cạnh đó, đây cũng là phương tiện sao chép và phân phối số lượng lớn các tư liệu bất hợp pháp có tính phí thành viên đối với các mức truy cập khác nhau.”


Theo quy định chung, hầu hết các dịch vụ lưu trữ đám mây cũng có thể được coi như một “nơi lưu trữ dữ liệu không bản quyền”. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng bổ sung thêm rằng họ đã khuyến cáo FileServe về các bản sao chép phạm pháp nhưng có vẻ như hiện tượng vi phạm vẫn tiếp diễn.











Megaupload, rapidshare, hotfile, chia sẻ trực tuyến, bản quyền, phim lậu

FileServe phân phối và kinh doanh dữ liệu bất hợp pháp.



Trong bản khai của mình, đại diện Buffalo Speedway khẳng định “trong khoảng thời gian giữa ngày 31/3/2011 tới mùng 7/2/2012, chúng tôi đã đã gửi thông báo bằng thư tay và email cho FileServe khuyến cáo về việc vi phạm bản quyền bộ phim American Cowslip. Cho dù có thông báo từ trước nhưng bị cáo vẫn cố tình không tuân theo đề nghị của chúng tôi.”


Cowslip Film Partners tin rằng File Serve phải chịu trách nhiệm trong hành vi phát tán các bản sao bất hợp pháp và phải có thời gian thử thách. Nhà sản xuất cũng muốn được bồi thường thiệt hại 1 triệu USD.


Đây không phải là lần đầu tiên FileServe lâm vào tình trạng kiện tụng như trên. Năm ngoái, phó chủ tịch hãng phim Paramount Pictures đã gọi dịch vụ lưu trữ trực tuyến này là một trong những ứng viên tiếp theo đáng bị trừng trị theo luật pháp sau Megaupload của Kim Dotcom.


Với bộ luật hiện hành, không phải ai cũng có quyền chia sẻ dữ liệu một cách công khai nữa, thay vào đó, người dùng trên khắp thế giới chỉ được download file do chính trang chủ đăng tải lên, như với trường hợp của Megaupload. Nhưng động thái này vẫn chưa chứng tỏ được gì nếu so với cục diện hiện nay của giới Internet khi các trang web đang dần bị giới hạn loại dữ liệu upload và download.


Theo Trí thức trẻ/Torrenfreak



Megaupload, rapidshare, hotfile, chia sẻ trực tuyến, bản quyền, phim lậu





Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn