Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?

    -         Chuyên viên SEO: Đây là công việc phổ biến cho ngành Digital Marketing, với vai trò chính của chuyên viên SEO là xếp hạng trang web trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đồng thời tìm cách tăng lưu lượng truy cập của trang web.Vai trò của các chuyên viên SEO gồm tiến hành phân tích cơ sở về khách hàng trong các ngành khác nhau, Đóng góp cho blog của công ty để tối ưu hóa trên trang và ngoài trang, Tiến hành nghiên cứu từ khóa theo các chiến lược nghiên cứu từ khóa mới nhất,... Khi được tuyển dụng vào vị trí này, các ứng cử viên trước hết cần có kiến thức về SEO và những quy định cũng như thủ thuật SEO hiệu quả. Đồng thời phải đảm bảo được khả năng quản lý các nguồn SEO từ đối tác phải được duy trì ổn định và lâu dài.

    -         Quản lý Content Marketing: Đây là vị trí tạo ra nội dung cho các ấn phẩm quảng cáo trên các website. Bao gồm tạo, chỉnh sửa và cải thiện nội dung mà khán giả đang tìm kiếm và tối ưu hóa nội dung, tích hợp các chương trình nội dung với các chiến dịch thương hiệu để thúc đẩy nhu cầu về thương hiệu, đo lường và tối ưu hóa thường xuyên để thúc đẩy lưu lượng truy cập, mức độ tương tác và khách hàng tiềm năng,... Đây là vị trí quan trọng giúp các website tạo được ấn tượng với khách hàng, người xem bằng nội dung chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng yêu cầu tìm kiếm của họ.

    -         Quản lý mạng xã hội (Social Media Management): Đây là vị trí chiếm thế mạnh trong việc kết nối những nội dung lại với nhau theo một trình tự logic nhất, giúp website đăng tải các bài viết, content hiệu quả thông qua lịch trình hoặc mục đích của doanh nghiệp. Đồng thời, những chuyên gia làm trong vị trí này sẽ giám sát quá trình đăng tải và biết được khung thời gian vàng để đăng tải sao cho đạt được lượt xem cao nhất. Góp phần xây dựng thương hiệu và tăng cường nhận diện thương hiệu.

    -         Email Marketing: Xây dựng danh sách email khách hàng và gửi email marketing để tiếp cận, tương tác và thông báo với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, khuyến mãi và tin tức của doanh nghiệp.

    -    Quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Advertising): Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn để chạy quảng cáo trực tuyến, nhắm mục tiêu đúng đối tượng khách hàng và tăng cường khả năng tiếp cận và tương tác.

    -         Mobile Marketing: Tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Các hình thức tiếp thị di động bao gồm quảng cáo trên ứng dụng di động, tin nhắn văn bản, ứng dụng di động và trang web tương thích di động.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn