Rặng núi khổng lồ dưới lớp băng - Người Lao Động


Sử dụng công nghệ radar trên không thu thập bởi Operation Icebridge của NASA, cùng nhiều cuộc khảo sát Bắc cực, các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu của một lòng sông cổ. Radar trên máy bay của Icebridge có thể xuyên qua lớp băng, cho thấy kết cấu địa hình bên dưới. Dựa vào các thông tin đó, các nhà khoa học lập mô hình 3D và ngạc nhiên trước tầm cỡ của lòng sông, mở rộng ra thành một rặng núi thực sự khổng lồ.



Mô hình 3D của rặng núi khổng lồ nằm bên dưới lớp băng. Ảnh: NBCNEWS


Rặng núi uốn khúc từ đỉnh cao nhất ở trung tâm Greenland, kéo dài đến vùng đá băng Petermann ở bờ biển phía Đông Bắc, kéo dài đến 750 km và còn có thể hơn nữa nhưng các nhà khoa học vẫn chưa có đủ thông tin để xác định tầm vóc của nó. Vùng lòng sâu của rặng núi này đi xuống tận 800 m, bề ngang rộng 10 km, ngang bằng tầm cỡ của rặng Grand Canyon của Mỹ. Với hình thể các bề 2 bên hình chữ V và lòng phẳng, chứng tỏ đây là một thung lũng được đào khắc bởi nước chứ không phải băng. Nó có thể không phải là rặng núi sâu nhất nhưng là rặng núi dài nhất thế giới, vượt qua kỷ lục 496 km của rặng núi Yarlung Tsangpo ở Trung Quốc.


Khám phá này đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhất là về cách mà hẻm núi này được hình thành. “Bạn nghĩ bạn đã biết rõ về bề mặt trái đất của chúng ta… nhưng thực sự vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu về hành tinh chúng ta đang sống” - người đứng đầu nhóm nghiên cứu này, GS địa chất Jonathan Bamber thuộc ĐH Bristol (Anh), phát biểu.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn