Khủng long khổng lồ đào hang tránh nóng - Báo Khoa học


Theo các nhà nghiên cứu, khủng long lưỡng cư khổng lồ đã từng đào hang ngầm để ngủ đông khi nguồn nước trở nên khan hiếm.


Khủng long khổng lồ đào hang tránh nóng

Một bộ xương hóa thạch của Metaposaurus diagnosticus


Loài khủng long Metoposaurus diagnosticus nặng nửa tấn và dài hơn 3m. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mùa khô kéo dài cách đây 230 triệu năm đã khiến chúng phải đào hang và nằm im lìm dưới lòng đất để duy trì cuộc sống.


Hành vi đào hang của loài Metoposaurus do Dorota Konietzko-Meie của Đại học Opole (Ba Lan) và Martin Sander của Đại học Bonn (Đức) phát hiện, công bố trên tạp chí Journal of Vertebrate Paleontology. Từ những bằng chứng như loài Metaposaurus diagnosticus có đầu và xương cánh tay dẹp, rộng, bàn tay rộng và đuôi lớn, các nhà nghiên cứu kết luận rằng vào mùa mưa, loài này bơi trong hồ nước và khi mùa khô bắt đầu, chúng đào hang dưới đất. Các nhà nghiên cứu đã cắt lớp xương của loài này và thấy có những vòng phát triển, gọi là annuli. Annuli tương tự như vân gỗ, một vòng sáng và một vòng tối thể hiện một năm sinh trưởng.


Trong các loài lưỡng cư khác, annuli thường bao gồm một khoảng rộng cho thấy sự phát triển nhanh vào mùa mưa và ngay sát đó là một khoảng hẹp để chỉ sự tăng trưởng chậm trong mùa khô. Nhưng đối với Metoposaurus, sau một giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài là một khoảng ngừng tăng trưởng trong mùa khô.


Trang Daily Mail dẫn lời Giáo sư Konietzo-Meier: “Các mô xương dài của loài Metoposaurus rất đặc biệt. Theo cách diễn giải của chúng tôi nó tương ứng với khí hậu hai mùa, với một mùa mưa ngắn, thuận lợi hơn và một phần khô kéo dài khi điều kiện cuộc sống trở nên khắc nghiệt hơn”.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn