Quả cầu lửa của sao Kepler - Báo Khoa học


Với hành tinh mới được phát hiện, một năm của nó chỉ bằng một ngày làm việc trên Trái đất, tức khoảng 8 giờ rưỡi.


Quả cầu lửa của sao Kepler

Hành tinh Kepler 78b theo mô phỏng của các chuyên gia - (Ảnh: NASA)


Các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) đã phát hiện một hành tinh mới, có kích thước cỡ Trái đất, được đặt tên là Kepler 78b.


Kepler 78b chỉ mất 8 giờ rưỡi để hoàn tất một năm của mình, theo thông cáo báo chí trên website MIT.


Để đạt được vận tốc kinh người này, hành tinh trên di chuyển ở quỹ đạo rất gần sao trung tâm, gần gấp 40 lần so với sao Thủy - mặt trời.


Ở khoảng cách này, có thể tưởng tượng được nhiệt độ bề mặt của Kepler 78b phải nóng đến mức nào.


Trợ lý giáo sư Josh Winn của MIT ước tính rằng nhiệt độ có thể lên đến 2.727 độ C, so với khoảng 427 độ C tại những phần nóng nhất trên bề mặt sao Thủy.


Do vậy, dù kích thước cỡ Trái đất, nhưng Kepler 78b không phải là một ứng viên Trái đất thứ hai, theo trang tin Register.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn