Bé suy dinh dưỡng vì mẹ thiếu khoa học- VnExpress Gia Đình - Sức ...

Cho trẻ ăn bột sớm và "ôm đồm" hoặc kiêng cữ quá mức khiến con không đủ dưỡng chất..., cách nuôi con thiếu khoa học của một số bà mẹ đang góp phần đẩy bé đến tình trạng suy dinh dưỡng.



Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện có tới 35% trẻ em rơi vào tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng, đặc biệt ở giai đoạn 6-36 tháng tuổi - thời gian ăn dặm của trẻ. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là các bé không được nuôi đúng cách - hoặc ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn và ăn "ôm đồm" các loại thức ăn. Ngoài ra, thực phẩm mẹ sử dụng cho con có thể thiên về các chất không phù hợp với cơ quan tiêu hóa của trẻ như quá nhiều đạm, chất béo...











1353919271-be-an-dam-Copy.jpg
Trẻ 6 tháng tuổi trở lên mới nên cho ăn dặm. Ảnh minh họa.

Không ít bà mẹ hiện nay quan niệm: cho con ăn nhiều chất bao nhiêu thì tốt cho cơ thể bấy nhiêu. Chị Vũ Mỹ Hạnh, 25 tuổi ở Hậu Lộc, Thanh Hóa, đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi kể: cách đây 5 tháng, chị đã cho con ăn bột. Vì chị nghĩ có chất bột, con chị sẽ lớn nhanh. Hơn nữa, chị cũng không có sữa cũng như không có điều kiện để mua sữa công thức cho con uống. Vì vậy, chị chọn giải pháp này, mặc dù không biết con có thể tiêu hóa được thức ăn hay không.


"Ở quê, nhiều đứa trẻ ăn bột, cháo sớm không sao nên tôi cũng bắt chước theo, cần gì phải đưa con đi khám dinh dưỡng", chị nói. Song cũng chính vì thế mà con chị Hạnh bị suy dinh dưỡng.


Tương tự, chị Phạm Quỳnh Hương, ở Đà Nẵng cũng nuôi con theo cách… đầy cảm tính. Mặc dù đã 7 tháng tuổi, nhưng chị Hương vẫn chỉ cho con ăn sữa và cùng lắm là thêm nước cháo vào sữa. Bởi theo chị: "Cho con ăn bột 'sớm' dễ bị… đau dạ dày". Nhưng khi được hỏi "Lúc nào là đến thời gian ăn bột" thì chị lại ấp úng không trả lời được. "Cứ cho con ăn sữa và nước cháo đến bao giờ chán thì thôi. Vì trong sữa cũng có đủ chất rồi", chị nói.


Thực tế, 60% trẻ em hiện nay không được nuôi đúng cách, theo một khảo sát được thực hiện ở 1.200 bà mẹ ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội còn cho thấy: nhiều trẻ thiếu các vi chất như vitamin A, C và sắt. Những chất này chỉ đạt 30%-50% nhu cầu của các bé. Canxi có phần khá hơn nhưng cũng chỉ đạt được 49% nhu cầu của trẻ. Chưa kể, nhiều vi chất khác cũng bị thiếu hụt, dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng ngày càng nhiều, mặc dù hầu hết các bé được nuôi trong điều kiện thừa thãi thức ăn, nhất là ở khu vực thành thị.


Thực tế, việc nuôi con theo cảm tính xuất phát từ thói quen, quan niệm truyền thống, nghĩa là cứ người sau học theo người trước hoặc làm theo "truyền khẩu" ngay cả khi đó là phương pháp phi khoa học hay sai lầm. Đơn cử như chuyện cho con ăn chất bột khi mới 3 tháng tuổi, đó là giai đoạn trẻ chưa có enzyme amylase để tiêu hóa loại thức ăn này.











anh_2_Ninolac.jpg
Bác sĩ dinh dưỡng hướng dẫn chế biến bột ăn dặm cho các bà mẹ nuôi con nhỏ.

Theo nghiên cứu khoa học, thời kỳ ăn dặm của bé bắt đầu khi trẻ 6 tháng tuổi. Lúc đó, trẻ cần được ăn thức ăn bổ sung hay còn gọi là ăn dặm cùng với sữa. Nếu sớm hơn, cơ thể trẻ rất khó tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Còn ăn quá muộn thì các bé sẽ không đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển cả về trí óc và thể chất.


Thức ăn dặm dành cho trẻ là bột đường (cơm, cháo, mì), đạm (thịt, cá, hải sản), chất xơ (đậu phụ, các loại hạt đậu), vitamin và khoáng chất (trái cây, rau, củ, quả…). Khi cho ăn ăn dặm, mẹ nên chuyển dần dần từ bột ngọt sang mặn, từ ăn ít đến nhiều (đủ khẩu phần mà bé có thể dung nạp), không nên ép trẻ để tránh bé sợ hãi, biếng ăn.








[Caption]Để có thể đủ các thành phần này trong một bữa ăn thì các bà mẹ có thể cho con ăn loại bột ăn dặm có sẵn. Như Ninolac, trong đó có Protein với hàm lượng 3,5 - 3,8g trong 100kcal, hệ chất xơ từ 3,5% đến 4,8%, chứa 2,8% inulin để điều chỉnh khả năng hấp thụ canxi, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Trong 100mg, sản phẩm có 76mg - 96mg phốt pho, 2,9mg - 3mg sắt, 7mg kẽm, 50mcgacidfolic...

Ngọc Bích






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn