Khi trái đất trở thành hành tinh chết. |
Khi độ tuổi của mặt trời gia tăng, hơi nóng mà nó tỏa ra cũng nhiều hơn. Khi lượng nhiệt tỏa ra từ mặt trời tăng mạnh, nước trên mặt đất cũng bốc hơi nhiều hơn so với hiện tại. Cùng với chu kỳ tuần hoàn gia tăng của nước, lượng khí CO2 trong khí quyển cũng mất đi ngày càng nhiều, tới mức gây hại cho sự sống dưới mặt đất.
Nghiên cứu của các nhà khoa học khẳng định, trong chưa đầy một tỷ năm nữa, lượng CO2 trong không khí sẽ không đủ để cây xanh quang hợp. Sự tàn lụi của cây xanh kéo theo sự tuyệt diệt sự sống trên phạm vi toàn cầu, khiến trái đất gần như trở thành hành tinh chết.
Tại thời điểm đó, sự sống chỉ còn được duy trì dưới hình dạng vi khuẩn. Do lượng bức xạ lớn từ mặt trời ảnh hưởng tới trái đất, sự sống nhỏ nhoi còn lại cũng chỉ có thể tồn tại trong những túi nước dạng lỏng dưới mặt đất. Một số dạng sống khác cũng có cơ may tồn tại bên trong những hang động nằm sâu dưới lòng đất.
Trong 1 tỷ năm tới, các đại dương của trái đất cũng bắt đầu bị bốc hơi, khiến cuộc sống địa cầu bị xáo trộn hoàn toàn. Tuy nhiên, mặt trời gia tăng hoạt động cũng mở ra cơ hội tồn tại sự sống ở các hành tinh khác ngay trong chính Thái dương hệ.
Hồng Duy
Theo Infonet
Tin tức gần đây
- Bắt được cá khổng lồ hơn 200 tuổi
- Video tên lửa mang theo 600 tấn nhiên liệu độc hại phát nổ
- Những động vật bạch tạng kỳ dị nhất thế giới
- Công khai xác ướp sinh vật lông lá bí ẩn Bigfoot
- Phát hiện mới về bí quyết trẻ mãi không già