Cái chết huy hoàng của một ngôi sao - Báo Khoa học


Dù có thể chói sáng đến nhiều tỉ năm, những ngôi sao như mặt trời của chúng ta không tồn tại mãi mãi, và đến lúc tận diệt, cái chết của chúng không hề diễn ra lặng lẽ, mà còn rực rỡ hơn bao giờ hết.


Dựa trên dữ liệu quang học của viễn vọng kính không gian Hubble và các kết quả quan sát bằng tia X của đài thiên văn Chandra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), giới thiên văn Trái đất quan sát được cấu trúc sáng chói của tinh vân hành tinh NGC 2392, còn gọi là tinh vân Eskimo.


Cái chết huy hoàng của một ngôi sao

Quang cảnh tuyệt đẹp của tinh vân Eskimo - (Ảnh: NASA)


Được đặt tên do có bề ngoài tương đồng với các đĩa hành tinh dưới quan sát từ các kính thiên văn đời đầu, tinh vân hành tinh được tạo ra khi các ngôi sao gấp đến 8 lần khối lượng mặt trời cháy hết nhiên liệu trong giai đoạn cuối của đời sống.


Những biến động trọng lực mạnh mẽ bên trong một ngôi sao đang sụp xuống đã tống các lớp ngoài cùng của nó vào không gian, và khi các lớp vỏ vật chất nở rộng ra bên ngoài bị ion hóa dưới sức ảnh hưởng của bức xạ ngôi sao, chúng bắt đầu tỏa sáng.


Còn các cấu trúc hình nón xung quanh NGC 2392 được tạo ra bởi luồng gió và bức xạ di chuyển nhanh khi ngôi sao tương tác với các lớp khí và bụi lạnh hơn đã bị tống ra ngoài.


Dù không đạt được cấp độ ấn tượng như các tàn tích siêu tân tinh, tinh vân hành tinh như NGC 2392 cho phép giới khoa học quan sát được kết cục trong tương lai của chính mặt trời.


NGC 2392 nằm cách Trái đất hơn 2.870 năm ánh sáng, ở chòm sao Song Tử, theo Space.com.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn