Đánh giá Acer Aspire P3 - ultrabook lai tablet nền Windows 8

Aspire P3 là một trong số ít mẫu ultrabook có thiết kế "2 trong 1" với toàn bộ linh kiện phần cứng nằm ngay sau màn hình và có thể tháo rời phần bàn phím để dùng như một máy tính bảng.



Kiểu dáng, thiết kế











Aspire-P3-1-1372840974_500x0.jpg
Thiết kế Aspire P3 khá giống máy tính bảng cùng bàn phím có thể tháo rời.

Thiết kế Acer Aspire P3 đã dần xóa mờ ranh giới giữa laptop và máy tính bảng (tablet), thậm chí sản phẩm này mang nhiều nét tương đồng với máy tính bảng Iconia W700 và có thêm bàn phím rời kết nối qua bluetooth.


Bàn phím kiêm lớp vỏ bảo vệ này khá mỏng, hài hòa với thiết kế tổng thể sản phẩm và hỗ trợ chức năng tự động tắt mở thiết bị như lớp vỏ bảo vệ thông minh (smart cover) của Apple. Phần thân máy còn được tích hợp một số phím chức năng như nút tăng giảm âm lượng, ngõ xuất hình micro HDMI và kết nối tốc độ cao USB 3.0 tăng tính tiện dụng cho người sử dụng.


Một số ý kiến cho rằng laptop lai vẫn còn kém hơn so với tablet về trọng lượng, độ mỏng gọn và thời gian dùng pin. Nếu xét theo kích cỡ màn hình, cổng giao tiếp, hiệu năng tổng thể và cả sự tiện dụng trong quá trình sử dụng thì laptop lai cũng không thể sánh bằng laptop tiêu chuẩn. Điều này hoàn toàn bình thường vì về cơ bản, laptop lai vẫn là máy tính xách tay được thiết kế lại cho mỏng nhẹ và gọn hơn.


Dù vậy, những sản phẩm lai vẫn tạo được ấn tượng với người dùng bởi thiết kế độc đáo, sáng tạo thể hiện qua khả năng chuyển đổi giữa laptop và tablet, có thể đáp ứng nhu cầu cả trong công việc lẫn giải trí di động.


Cổng giao tiếp, khả năng nâng cấp











DSC-0576-JPG-1372841945_500x0.jpg
Cổng USB 3.0 và ngõ xuất tín hiệu micro HDMI ở cạnh phải.

Ảnh chi tiết thiết kế Aspire P3


Về khả năng nâng cấp phần cứng khá phức tạp do toàn bộ linh kiện nằm ngay sau màn hình, trong đó một số thành phần quan trọng được tích hợp trực tiếp trên bo mạch chính. Người dùng chỉ có thể nâng cấp ổ cứng (HDD) trong khi RAM (dung lượng 2GB) được tích hợp trực tiếp trên bo mạch chủ.Giới hạn kích cỡ nên số cổng giao tiếp, kết nối với thiết bị ngoại vi của máy khá hạn chế. Aspire P3 chỉ có 1 USB 3.0, cổng tín hiệu hình ảnh micro HDMI, ngõ headphone kết hợp micro và kết nối Wi-Fi 802.11a/b/n.


Tương tác với người dùng











hinh-san-pham-JPG-1372841669_500x0.jpg
Độ nhạy màn hình cảm ứng Aspire P3 cũng để lại ấn tượng không kém so với mẫu Vaio Duo 11 Số Hóa từng thử nghiệm.

Aspire P3 trang bị màn hình cảm ứng điện dung 11,6 inch, độ phân giải WXGA 1.366x768 pixel, công nghệ CineCrystal giúp hình ảnh hiển thị sắc nét, có chiều sâu và độ tương phản tốt hơn. Thử nghiệm thực tế cho thấy hình ảnh hiển thị sắc nét, tươi sáng, ít bị chói sáng khi sử dụng ngoài trời lẫn trong văn phòng. Các bước chuyển màu, mức độ sáng tối cũng như sắc xám và trắng dễ phân biệt, mang lại cảm giác dễ chịu khi làm việc với tài liệu văn bản. Việc trang bị màn hình gương có khả năng hấp thụ ánh sáng cùng độ sáng màn hình đạt mức 392 lux, tương đương Surface Pro (394 lux) nên khi sử dụng ngoài trời, hình ảnh hiển thị vẫn sáng, rõ nét dù có sự suy giảm so với trong văn phòng.


Về độ nhạy màn hình cảm ứng và khả năng tương tác người dùng, Aspire P3 cũng để lại ấn tượng không kém so với mẫu Vaio Duo 11, cảm giác trơn mịn do độ ma sát thấp giúp thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng nhẹ nhàng, thao tác game linh hoạt hơn so với khi dùng touchpad hoặc chuột gắn ngoài.


Việc kết hợp nhiều tính năng của máy tính bảng lẫn máy tính xách tay trong một không gian giới hạn đòi hỏi nhà sản xuất phải chọn lọc, thu gọn hoặc lược bỏ một số thành phần kém quan trọng. Cụ thể Aspire P3 đã loại bỏ hoàn toàn touchpad nên việc tương tác chủ yếu dựa trên màn hình cảm ứng và bàn phím, điều này đòi hỏi người dùng phải thay đổi thói quen để có thể sử dụng thiết bị tốt hơn.


Đánh giá hiệu năng, chi tiết kết quả thử nghiệm


Bài và ảnh: Đông Quân






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn