Những tác hại ghê gớm của Bão Mặt Trời - Báo Khoa học


Hội nghị toàn cầu về an ninh cơ sở hạ tầng điện hàng năm lần thứ tư cho rằng: "Khi một cơn bão mặt trời tấn công trái đất, ngoài việc tạo ra cực quang tuyệt đẹp, một cơn bão mặt trời khi tấn công trái đất có thể gây ra sự nhiễu loạn về điện, cũng như điện từ và ảnh hưởng đến cuộc sống trên toàn thế giới".


"Một cơn bão mặt trời, nếu không gây mất điện trên quy mô lục địa cũng gây ra mất điện trong khu vực. Hãy tưởng tượng một cái gì đó, chẳng hạn, siêu bão Sandy có thể gây mất điện hàng tuần cho các khu vực mà nó đi qua. Cuộc sống không có năng lượng thực sự tồi tệ, ở thời đại của chúng ta", theo ông Daniel Baker.


Khi mặt trời đạt đến mức năng lượng cực đại trong chu kỳ 11 năm của nó, từ các khu vực hoạt động - được gọi là vết đen mặt trời – sẽ bắn ra các dòng hạt tích điện khổng lồ lan tỏa ra khắp hệ mặt trời. Và khi đó, một cơn bão mặt trời dù nhỏ cũng có thể tạm thời gây nhiễu sóng radio và phá vỡ định vị GPS. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những lần phun trào năng lượng mặt trời (còn gọi là Nhật Hoa) sẽ ảnh hưởng đến Trái đất. Nhật hoa có thể tấn công bất kì một hành tinh nào trong hệ mặt trời. Và theo ước tính, cứ khoảng 1 thế kỉ hoặc lâu hơn, nhật hoa sẽ ảnh hưởng đến trái đất của chúng ta.


Những tác hại ghê gớm của Bão Mặt Trời


Trong lịch sử, cơn bão mặt trời cuối cùng được ghi nhận có tên Carington, một cơn bão cực mạnh quét qua trái đất năm 1859. Nó tạo ra từ một vụ nổ lớn nhất từng được biết đến trên mặt trời, và được ghi chép bởi nhà thiên văn học Richard C. Carington. Và theo dự báo, năm nay rất có thể trái đất sẽ phải hứng chịu cơn bão mặt trời tiếp theo.


Karel Schrijver, nhà khoa học nổi tiếng về năng lượng mặt trời, cho biết:


"Một cơn bão mặt trời cần 2-4 ngày để có thể ảnh hưởng đến trái đất, vì vậy nếu có thể theo dõi chuyển động và lượng giá được mức độ ảnh hưởng của nó, chúng ta chắc chắn có nhiều cách để cải thiện việc dự báo. Tuy nhiên, các cơn bão mặt trời, cho đến nay, vẫn nổi tiếng là khó dự đoán. Người ta rõ ràng vẫn hiểu rõ cơ chế và điều kiện xảy ra, nhưng thật sự khó đánh giá độ mạnh của các cơn bão".


Ngày nay, các nhà khoa học có thể dùng vệ tinh quan sát mặt trời, chẳng hạn vệ tinh Solar Dynamics Observatory của NASA, để theo dõi và dự báo trước các cơn bão mặt trời hướng tới trái đất. Ngoài ra, vện nghiên cứu Vật lý Thái Dương Học Heliophysics của NASA đang sở hữu một đài thiên văn tuyệt vời để quan sát khoảng không gian giữa trái đất và mặt trời đồng thời ngày càng tăng cường khả năng dự đoán ảnh hưởng của các cơn bão mặt trời lên trái đất.


Và trong tương lai, những khám phá về hiện tượng "bão mặt trời" còn rất rộng mở, đặc biệt là với sự trợ giúp của các siêu máy tính đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn