Hóa thạch tổ tiên loài rùa - Báo Khoa học


Các nhà cổ sinh vật học người Mỹ cho biết đã phát hiện một hóa thạch, qua đó cung cấp manh mối về quá trình tiến hóa ban đầu đối với sự phát triển tự nhiên của mai rùa.


Hóa thạch này của một loài bò sát cách đây chừng 260 triệu năm đến từ Nam Phi, được đặt tên khoa học là Eunotosaurus africanus, được coi là phiên bản sớm nhất của một con rùa. Điểm nổi bật là xương sườn hình chữ T của nó đại diện cho bước đầu trong quá trình phát triển tiến hóa chiếc mai cứng của loài rùa hiện nay.


Hóa thạch tổ tiên loài rùa


Hóa thạch tổ tiên loài rùa


Gabriel Bever, giáo sư giải phẫu học tại Học viện công nghệ New York, cho biết nhóm của ông đã mô tả kỹ lưỡng toàn bộ phần xương để thấy rằng Eunotosaurus africanus chia sẻ nhiều tính năng với mai rùa hiện đại, trong đó bao gồm cả mô tả giải phẫu phát triển của hệ cơ. Dữ liệu này giúp củng cố quan điểm Eunotosaurus là một mắt xích quan trọng đối với chuỗi tiến hóa để có loài rùa hiện đại. Đây là phiên bản trước của loài rùa.


Các nhà nghiên cứu cho biết loài bò sát lâu đời nhất được biết đến như loài rùa trước đây được phát hiện ở Trung Quốc có niên đại từ 220 triệu năm tuổi. Như vậy Eunotosaurus là phiên bản sớm hơn đến 40 triệu năm. Vì là phiên bản sớm của loài rùa nên Eunotosaurus còn thiếu nhiều tính năng cấu trúc của cơ thể rùa như phần bụng hoặc yếm rùa, điều này sẽ gây nhiều tranh cãi.


Tuy nhiên hãng tin UPI dẫn lời nhà nghiên cứu Tyler Lyson từ Đại học Yale cho biết các xương sườn với cấu trúc đặc biệt là bằng chứng mạnh mẽ xác định Eunotosaurus là chương đầu trong câu chuyện về sự phát triển của loài rùa.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn