Các nhà khoa học đã tìm thấy hài cốt của những con vượn người đầu tiên ở Tanzania và loài linh trưởng ở Cựu lục địa. Các hài cốt đó chứng minh hai nhóm động vật này đã tách thành hai loài từ hơn 25-30 triệu năm trước.
Điều này được nêu trong một bài báo được các nhà nghiên cứu Mỹ tại Đại học Ohio công bố trong số mới nhất của tạp chí Nature.
Vượn người (trong đó bao gồm vượn, người và khỉ dạng người) và động vật linh trưởng Cựu lục địa (ví dụ, khỉ đuôi dài và khỉ đầu chó) - là hai nhóm có họ hàng với nhau, nhưng người ta chưa biết sự phân ra thành hai loài khác nhau xảy ra bao giờ. Nhiều giả thuyết cho rằng, thời điểm đó là vào giữa kỷ Tiệm tân (Oligocen).
Những di tích phát hiện khu vực Rukwa (Tanzania) đã làm sáng tỏ câu hỏi này.
Trong số những gì khai quật được thì lớn nhất là các mảnh vỡ của hàm và một vài chiếc răng. Dựa trên cấu trúc ít ỏi của chúng, họ cho rằng những thứ đó thuộc về một con vượn cổ đại, đặt tên khoa học là Rukwapithecus fleaglei để ghi nhận khu vực tìm thấy.
Những chiếc răng hoá thạch giống răng của loài linh trưởng tìm thấy ở Cựu lục địa, thuộc loài có tên khoa học là Nsungwepithecus gunnelli. So sánh nó với các hóa thạch khác đã giúp các nhà khoa học tái tạo cấu tạo ba chiều của răng nhờ phương pháp chụp cắt lớp vi tính.
Tuổi của các trầm tích bao xung quanh được các nhà địa chất xác định là 25 triệu năm. Điều này cũng được khẳng định bằng các dữ liệu về di truyền học. Như vậy có thể kết luận là việc phân chia loài xảy ra rất sớm, ít ra cũng 25 đến 30 triệu năm.
Bảo Châu (Theo infox.ru)
loài người, linh trưởng, 30 triệu năm trước, nghiên cứu, hóa thạch, phát hiện