Khoa học gia muốn chấm dứt chứng bệnh tàn phá cây sắn ở Châu Phi - VOA - VOA Tiếng Việt












x



Sắn là loại thực phẩm trong chế độ ăn uống ở khắp châu Phi.


Ông Fauquet cho biết: "Bệnh sọc nâu không hiện rõ trên cây. Cây phát triển tốt, nhưng bệnh này hiện rõ trên củ khi thu hoạch. Mà khi thu hoạch rồi thì đã quá muộn. Nói tóm lại, nông dân thực sự không làm được gì cả và do đó giải pháp phải đến từ các nhà khoa học và các tổ chức khác nhau có khả năng cung cấp cho người nông dân loại sắn không nhiễm vi rút để mà lựa chọn, nhân giống những kiểu gen sắn có thể kháng bệnh."

Ông Fauquet cho biết các nhà khoa học đã phát triển một giống sắn có khả năng kháng vi-rút và đang thử nghiệm ở Tanzania. Họ thực hiện bằng việc, hoặc lai ghép những giống kháng vi rút hiện có với nhau hoặc dùng kỹ thuật di truyền tạo ra những giống mới trong phòng thí nghiệm. Sau đó, họ phải đi đến từng làng thuyết phục nông dân trồng siêu giống mới.


Ông Fauquet nói phương pháp này đã thành công đối với bệnh đốm loang lổ, còn được gọi là CMD. Đây là bệnh sắn phổ biến nhất ở châu Phi và nó xuất hiện trên khắp châu lục. Nhưng bệnh CMD gây thiệt hại chủ yếu cho thân cây sắn, không phải củ. Người nông dân thường vẫn có thể vớt vát được một phần thu hoạch của mình.


Theo ông Fauquet, đó không phải là truờng hợp của bệnh sọc nâu.


Ông Fauquet nói: "Củ sắn hoàn toàn bị hoại tử vì vậy người nông dân mất trắng. Họ làm ruộng, diệt cỏ để chăm sắn, mất nhiều công sức để rồi 1 năm hay 18 tháng sau khi họ thu hoạch, tất cả củ sắn đều bị hoại tử và do đó không thể ăn được, mà cũng không chế biến được. Thậm chí còn không cho động vật ăn được vì chúng cũng không thèm ăn. Vậy là tự dưng đang có vụ thu hoạch hóa ra lại chẳng có gì."


Các chuyên gia cho rằng bệnh sọc nâu có thể khiến sản lượng sắn giảm đi phân nửa ở châu lục này. Có tới khoảng 300 triệu dân châu Phi có thể bị ảnh hưởng.


Ông Fauquet cho biết họ phải hành động nhanh chóng để ngăn bệnh này lây lan sang vùng Tây Phi, nơi hầu hết các nước, và đặc biệt là Nigeria, sống nhờ loại hoa màu này.


Ông Fauquet nói: "Căn bệnh này mà bùng nổ thì có lẽ chúng ta sẽ phải cần 10 năm mới có thể phản ứng và cung cấp giải pháp cho người nông dân. Vì vậy, tầm vóc của vấn nạn là khổng lồ, và do đó vấn đề là chúng ta có thể ngăn chặn được điều này không? Chúng ta có thể đưa vào sử dụng một hệ thống ngăn chặn và theo dõi nếu bệnh xâm nhập hoặc lây lan không? "


Ông Fauquet cho biết chỉ cần một người nông dân chia sẻ một thân cây nhiễm bệnh với một người khác qua biên giới hoặc khắp châu lục cũng đủ khiến bệnh này tăng tốc mức độ lây lan.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn