iPhone tương lai được làm từ xi măng? - Báo Khoa học


Các nhà khoa học đã tìm ra cách biến xi măng lỏng thành kim loại và điều này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành sản xuất máy tính.


Một nhóm các nhà khoa học đến từ Nhật Bản, Phần Lan, Mỹ và Đức đã sử dụng tia laser để biến xi măng lỏng thành một dạng chất bán dẫn, có thể sử dụng trong việc chế tạo con chip máy tính, hay thậm chí là màn hình và áo khoác bảo vệ.




iPhone tương lai được chế tạo từ xi măng?


Chất mayenite, một hỗn hợp trong xi măng, được tạo thành từ canxi và oxit nhôm, được đun chảy trong nhiệt độ 2.000 độ C bằng chùm tia laser carbon dioxide, có sử dụng thiết bị levigator (một thiết bị sử dụng áp suất không khí để đẩy vật lên không, tránh tiếp xúc với bất kỳ một bề mặt nào). Vật liệu này sau đó được xử lý trong những điều kiện không khí khác nhau để kiểm soát cách thức mà những phân tử oxy sắp xếp, tạo ra thủy tinh.


Levigator có tác dụng giữ cho dòng dung dịch nóng nguội đi và giữ ở trạng thái thủy tinh, và có thể tiếp nhận electron để biến thành vật liệu dẫn điện. Quá trình này được gọi là quá trình “bẫy” electron.


iPhone tương lai được làm từ xi măng?

Cách thức giữ các phân tử electron.


Vật liệu mới có khả năng chống ăn mòn tốt hơn so với những kim loại truyền thống, nó cứng hơn so với thủy tinh truyền thống, có khả năng dẫn điện, chống thất thoát năng lượng trong các trường điện từ và có tính lưu động cao.


“Hiện tượng biến xi măng lỏng thành kim loại lỏng mới được phát hiện, và đến giờ người ta vẫn chưa giải thích được bản chất của quá trình này”, nhà vật lý học đến từ phòng thí nghiệm quốc gia Argonne thuộc Cục Năng lượng Mỹ, Chris Benmore cho hay.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn