Giải mã những người luôn mặc cảm về ngoại hình - Báo Khoa học


Những liên kết bất thường giữa các vùng trong não là nguyên nhân khiến nhiều người luôn cảm thấy họ xấu xí và thô kệch.


Mặc cảm ngoại hình (BDD) là một trạng thái tâm lý tiêu cực, trong đó đối tượng mắc bệnh luôn cảm thấy bất mãn về ngoại hình, mặc dù người khác thấy họ hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân trở nên buồn bã vì vẻ ngoài, sợ hãi ra khỏi nhà và đôi khi còn nghĩ tới chuyện tự tử. Phần lớn họ phải vào bệnh viện thường xuyên.


Hội chứng mặc cảm ngoại hình khiến nhiều người luôn cảm thấy buồn bã, dù họ sở hữu ngoại hình bình thường.

Hội chứng mặc cảm ngoại hình khiến nhiều người luôn cảm thấy

buồn bã, dù họ sở hữu ngoại hình bình thường. (Ảnh: blogspot.com)


Trên thực tế, BDD ảnh hưởng đến xấp xỉ 2% dân số và nó phổ biến hơn so với bệnh tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực. Mặc dù bệnh có tỉ lệ và mức độ nghiêm trọng cao nhưng các nhà khoa học lại biết khá ít về cơ chế sinh học thần kinh của BDD.


Tiến sĩ Jamie Feusner, một nhà tâm lý của Đại học California tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp đã tìm hiểu về hội chứng BDD, Science Daily đưa tin. Họ quét não của 14 người được chẩn đoán mắc BDD cùng với 16 người khỏe mạnh. Mục đích của họ là lập bản đồ về các liên kết của não nhằm kiểm tra cách thức tổ chức của sợi liên kết tế bào thần kinh (chất trắng).


Chất trắng là các sợi thần kinh truyền xung thần kinh từ các phần của vỏ não đến các phần khác của hệ thần kinh.


Các nhà khoa học phát hiện những bó liên kết bất thường trong mạng lưới chất trắng. Chúng liên quan tới quá trình xử lý cục bộ như xử lý hình ảnh và xây dựng cảm xúc trong não.


“Bộ não của người mắc hội chứng BDD dường như rất nhạy cảm với các khiếm khuyết nhỏ. Việc chất trắng liên kết bất thường có thể liên quan tới cách họ nhận biết, cảm nhận và hành xử”, Feusner nhận định.


Phát hiện mới sẽ giúp giới chuyên gia tâm lý đưa ra những dấu hiệu để nhận biết những người có nguy cơ mắc chứng BDD.


"Các liên kết não kém hiệu quả trong đầu bệnh nhân trực tiếp gây nên những hành động cưỡng ép tâm lý như soi gương”, Feusner phát biểu.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn