Các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu những con vật trở về từ vũ trụ - Tiếng nói nước Nga


Viện các vấn đề y sinh Matxcơva (IBMP) thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga (RAS) bắt đầu nghiên cứu những con vật trở về từ chuyến bay vũ trụ trên vệ tinh Nga "Bion-M". Đây là loại vật liệu giá trị để các chuyên gia nghiên cứu tác động của không gian lên sinh vật sống. Dữ liệu thu thập được sẽ rất cần thiết để chuẩn bị cho người lái bay lên không gian trong tương lai.


Đây là lần đầu tiên những con chuột, tắc kè, chuột nhảy và ốc sên được đưa đi thử nghiệm trong chuyến bay dài một tháng. Trong biomodule còn có vi sinh vật và thực vật. Không phải tất các con vật đều qua được thử thách căng thẳng trong chuyến bay vũ trụ: một nửa trong số 50 con chuột đã bị chết trong quỹ đạo. Các bác học nghiên cứu tất cả các bộ phận của những con sống sót: từ thận, cơ bắp, hệ thống xương, não, phổi cho đến mạch máu. Cần phải nghiên cứu chuyến bay đã gây ra ảnh hưởng như thế nào đối với các cơ quan và hệ thống của các con vật. Bà Lyudmila Buravkova, nhân viên IBMP nói:


“Các tài liệu về những con chuột đã được gửi cho đồng nghiệp Nga ở 40 viện, cũng như tập thể rất lớn của 10 trường đại học Mỹ, Pháp và Đức. Một số vật liệu đã được đóng băng và sẽ được khám phá sau này. Chúng tôi đang chờ đợi một loạt các tài liệu, bởi vì một trong những mục tiêu của thí nghiệm là nghiên cứu quá trình phục hồi sau chuyến bay. Một số chuột còn sống và đang hồi phục.”


Vì lý do đạo đức, không thể đưa người vào không gian mà hoàn toàn không có phương tiện phòng chống và nghiên cứu những gì sẽ xảy ra với anh ta. Có khả năng người đó sẽ trở về với bệnh tật, teo cơ và bị giòn xương. Thậm chí dấu hiệu chớm đục thủy tinh thể đã được quan sát thấy ở một số phi hành gia NASA. Trên biomodule không hề có phương tiện phòng chống nào. Ngoài ra, vệ tinh bay ở độ cao quỹ đạo gần 600 km, cao hơn nhiều so với quỹ đạo của ISS và có tác động bức xạ không gian mạnh hơn. Động vật nhỏ cũng bị ảnh hưởng một cách nhanh chóng hơn. Có một lý do khác giải thích tại sao cần có một vệ tinh đặc biệt: những con chuột tương tự đơn giản là không thể ở trên tàu ISS trong một tháng vì sẽ vi phạm yêu cầu vệ sinh. Vệ tinh đầu tiên như vậy đã ở trên quỹ đạo 12 ngày trong năm 2007.


Chúng ta đừng quên là loài vật - chó và khỉ - đã từng lên quỹ đạo Trái đất vào buổi bình minh của thời đại vũ trụ. Nhờ những con vật đó mà các nhà khoa học đã xác định được mức độ nguy hiểm của việc đưa con người vào quỹ đạo. Sau đó, những con chuột được sử dụng tiện lợi hơn. Một thời gian dài, các nhà khoa học chỉ quan tâm đến lĩnh vực sinh lý học. Trưởng phòng thí nghiệm "hệ thống hỗ trợ cuộc sống sinh học" IBMP, ông Vladimir Sychev cho biết:


“Bây giờ, có những phương pháp mới và cơ hội mới để khám phá các quá trình cơ bản ở cấp phân tử và di truyền, để tìm hiểu những thay đổi sâu sắc xảy ra trong cơ thể trong suốt chuyến bay vũ trụ không trọng lượng, trong môi trường phóng xạ. Bức xạ rất đa dạng với các hiệu ứng sinh học khác nhau. Các nghiên cứu này cho phép chúng ta hiểu những gì có thể được dự kiến trong trường hợp tổ chức chuyến bay vũ trụ kéo dài của con người lên sao Hỏa. Đây một bước cần thiết để đảm bảo sự phát triển thăm dò không gian có người lái và các chuyến bay có người lái lên vũ trụ sâu thẳm.”


Cũng cần nói thêm rằng vệ tinh "Bion-M" cho phép kiểm tra giả thuyết cho rằng sự sống trên Trái đất ban đầu đã được gửi về từ sao chổi. Với mục đích này, vỏ bọc bên ngoài của thiết bị được gắn những tấm bazan có lỗ chứa đầy bào tử vi khuẩn.


Vệ tinh "Bion" sẽ tiếp tục được phóng lên không gian.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn