Phát hiện sinh vật cổ đại đặc biệt - Báo Khoa học


Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện ra hóa thạch của loài bọ chét Saurophthyrus exquisitus, được cho là chuyển tiếp giữa bọ chét cổ và hiện đại.


Năm 2012, Chungkun Shih, giáo sư danh dự thuộc đại học Capital Normal, Bắc Kinh, cùng đồng nghiệp đã phát hiện ra loài bọ chét cổ nhất từng biết đến. Loài bọ chét này có tên khoa học là Pseudopulicidae. Nó sống cách đây 165 triệu năm, tại đông bắc Trung Quốc.


Loài bọ chét mới phát hiện này có tên khoa học là Saurophthyrus exquisitus. Chúng được miêu tả là có miệng và thân nhỏ hơn các loài bọ chét cổ, nhưng to hơn những loài bọ chét hiện nay.


Loài này hút máu trên cơ thể của những con thằn lằn bay, sống cách đây khoảng 125 triệu năm.


Phát hiện sinh vật cổ đại đặc biệt

Hóa thạch của loài bọ chét Saurophthyrus exquisitus.


Loài bọ chét mới phát hiện có thân dài khoảng 1cm, nhỏ hơn loài cổ nhất Pseudopulicidae dài 2cm, nhưng lại gấp 5 lần bọ chét hiện đại. Một phần cơ quan sinh dục của loài này được giấu đi, với một ống hút máu khá nhỏ. Nó cũng không có răng như loài Pseudopulicidae. Loài Saurophthyrus exquisitus có chân dài hơn, lông trên người ngắn và cứng hơn.


Các nhà nghiên cứu cho rằng loài này tiến hóa để phù hợp với loài khủng long da dày, vật chủ mà nó sống ký sinh. Những chiếc lông cứng dùng để bám chặt vào lông trên cơ thể vật chủ, những chiếc chân dài và bộ phận sinh dục được giấu trong có thể sẽ giúp chúng nhảy xa hơn.


Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là loài chuyển giao giữa bọ chét cổ và hiện đại, và nó có thể tiến hóa cùng với sự tiến hóa của vật chủ theo cách cân bằng khả năng hút máu và lẩn trốn.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn