Hợp nhất 4 bản sao bộ Đại hiến chương - Báo Khoa học


Lần đầu tiên trong lịch sử, 4 bản sao của Bộ đại hiến chương thời Trung cổ của Anh sẽ được tập hợp lại tại Thư viện quốc gia Anh vào năm 2015, nhằm kỷ niệm 800 năm ra đời.


Bộ đại hiến chương của Anh trong tiếng La tinh là Magna Carta, có nghĩa là “Điều lệ vĩ đại”, do vua John ban hành như một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị mà ông phải đối mặt năm 1215.


Hợp nhất 4 bản sao bộ Đại hiến chương


Magna Carta được viết bằng tiếng La tinh trên giấy da. Dù được viết lại khá nhiều và hầu hết các điều khoản đã được bãi bỏ trong thời hiện đại, nhưng bộ Đại hiến chương vẫn là nền tảng của Hiến pháp Anh. Các nguyên tắc của nó vẫn được tìm thấy trong hiến pháp Mỹ và các nước khác trên thế giới. Magna Carta được dùng cho nhiều mục đích khác nhau từ thời Trung cổ nhưng tựu trung nó vẫn là lời kêu gọi mạnh mẽ chống lại việc sử dụng bạo lực tùy tiện.


Trong 4 bản của bộ Đại hiến chương, có 2 bản gốc thường được lưu giữ tại nhà thờ Lincoln và nhà thờ Salisbury, 2 bản còn lại được cất giữ tại Bảo tàng nước Anh. 4 bản của Bộ đại hiến chương sẽ được các chuyên gia đầu ngành trên thế giới xác minh tại Trung tâm bảo tồn thuộc Thư viện quốc gia Anh. Cơ hội đặc biệt này sẽ cho phép các nhà sử học tham gia nghiên cứu chặt chẽ hơn những phần văn bản bị mờ hoặc che khuất, và tìm kiếm những manh mối mới về danh tính tác giả của các văn bản. Những người yêu thích lịch sử sẽ có cơ hội giành một trong 1.215 vé vào cửa miễn phí để xem các bản thảo tài liệu xưa này.


Buổi hợp nhất 4 bản của bộ Đại hiến chương này sẽ được tổ chức tại Thư viện quốc gia của Anh trong 3 ngày vào đầu năm 2015, khởi động một năm kỷ niệm trên khắp nước Anh và toàn thế giới.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn