Bóng điện phát sáng nhờ vi khuẩn - Báo Khoa học


Chúng ta thường dùng các loại bóng điện như: Bóng sợi đốt, bóng huỳnh quang, đèn halogen, đèn neon, đèn LED… nhưng mới có một loại bóng điện mới, đó là bóng điện sinh học, được phát sáng bởi vi khuẩn.


Ba nhà nghiên cứu trẻ là những sinh viên từ đại học Wisconsin (Mỹ) hy vọng loại bóng điện sinh học này có thể được sử dụng rộng rãi trên thị trường.


Bóng điện phát sáng nhờ... vi khuẩn

Bóng điện sinh học được nhóm của Zaiken phát triển


Michael Zaiken, một trong số các tác giả của công trình cho biết: “Bóng điện sinh học thực chất là một hệ sinh thái kép. Nó chứa nhiều loài vi sinh vật khác nhau, mỗi loài tái chế các chất dinh dưỡng từ loài khác để tồn tại”.


Thành phần quan trọng nhất của hệ sinh thái kép này là vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) biến đổi gene - loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong ruột người và một số động vật. Thông thường, chúng không phát sáng trong bóng tối.


Zaiken và hai thành viên còn lại đã chèn một vòng lặp DNA lấy từ sứa phát quang, đom đóm, mực hoặc một số loài vật phát quang khác vào vi khuẩn E.coli để chúng có thể phát sáng.


Một trong những thách thức hiện nay là phải tìm ra cách để giữ DNA mã hóa sự phát quang sinh học ở E.coli tồn tại như những tế bào tái tạo. “Hiện chúng tôi đang tìm cách để giữ cho gene phát quang sinh học tồn tại ổn định trong thời gian dài”, Zaiken tiết lộ.


Bóng điện sinh học này không cần nguồn cấp điện và có thể phát sáng trong nhiều tháng. Hiện nó vẫn chưa xuất hiện trên thị trường.






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn